Sự bất đối xứng của sự sống Cội nguồn sự sống

Một trong những vấn đề còn chưa giải quyết được đó chính là "tính hướng". Ví dụ: tất cả những monomer đều có quay về một phía (amino acid chủ yếu thuận tay trái, phân tử đường cấu tạo nên acid nucleic thì thuận tay phải). Tính hướng rất cần thiết cho cấu trúc các ribozyme (và ngay cả protein). Nguồn gốc của tính hướng có lẽ chỉ đơn giản được giải thích bằng tính không đối xứng của những phân tử đầu tiên theo ngẫu nhiên và tất cả những phân tử sau đều giống như thế. Một số nghiên cứu năm 2003 của các nhà khoa học tại Đại học Perdue cho thấy serine (một amino acid) có thể chính là nguồn gốc của tính không đối xứng của các phân tử hữu cơ. Serine tạo thành một liên kết mạnh các phân tử amino acid khác khiến chúng đều quay theo một hướng khiến 8 phân tử amino acid tiếp theo sẽ cùng quay trái hay cùng quay phải. Tuy nhiên, làm cách nào mà lại có nhiều phân tử serine quay trái như thế thì vẫn còn là một điều bí ẩn: làm cách nào mà phân tử tạo bởi sinh vật hầu hết chỉ quay về một phía trong khi hầu hết chúng là không đối xứng.

Vi khuẩn được biết sử dụng amino acid dạng D (tay phải) trong một vài kháng sinh peptide, trong đó các amino acid được xem như là "sai": D-glutamate, D-phenylalanine, D-aspartate, và D-valine được thấy kết hợp với nhau. Chú ý quan trọng là con đường sinh tổng hợp thông thường, trong đó DNA mã hóa cho 20 amino acid dạng L (tay trái), không thể tạo ra các amino acid dạng D. Ngược lại, các peptide chứa amino acid dạng D được tạo ra bằng các con đường sinh tổng hợp chuyên biệt và không liên quan gì đến sinh tổng hợp protein thông thường. Vi khuẩn sử dụng  D- α –alanine và D-glutamate không chỉ trong các peptide chuyên biệt mà còn trong lớp peptidoglycan của vách tế bào"

Hai dạng L và D, tức là tay trái và tay phải của amio acid luôn tồn tại cùng một lúc. Trong đó, dạng L được mã hóa từ DNA và tham gia vào quá trình tổng hợp peptide (protein). Mặt khác, dạng D lại tham gia tạo các peptide của vách tế bào và tạo các kháng sinh peptide, là một dạng nội độc tố của vi khuẩn. Từ đó, ta thấy rằng 2 dạng tay trái và tay phải của amino acid cùng tồn tại và tham gia vào quá trình khác nhau: dạng tay Trái tham gia vào quá trình sinh trưởng của tế bào; còn dạng tay Phải tham gia vào bảo vệ tế bào

Như vậy, dạng tay phải của amino acid tồn tại khắp chung quanh ta, song song cùng một lúc với dạng tay trái của amino acid.

Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các amino acid dạng D, dạng tay phải trong các hợp chất tự nhiên thông thường như mật ong, trà, hạt cacao. D-aspartic được thấy trong não của chuột, gà và người. Ở đây, nồng độ của D-aspartic dường như liên quan đến các giai đoạn phát triển vì nồng độ tăng và sau đó giảm nhanh xuống tới số lượng thấy được lập lại trong các mô trưởng thành. D-serine, D- α -alanine, and D-proline được thấy hiện diện trong huyết thanh người với tỷ lệ D/L là 0,24 và còn trong thận của chuột với tỷ lệ D/L lên tới 0,035. Các tỷ lệ trên cho thấy số lượng của dạng tay phải, dạng D, luôn nhỏ hơn số lượng của dạng tay trái, dạng L (vì con số tỷ lệ nhỏ hơn 1). Tuy nhiên, vẫn có sự xuất hiện của dạng tay phải song song với dạng tay trái chứ không bao giờ là 100% dạng tay trái.

Như vậy, như Pasteur đã nói rằng phân tử tham gia sự sống là bất đối xứng. Vì vậy, phân tử đó luôn luôn tồn tại cùng một lúc ở hai dạng tay phải và tay trái. Tuy nhiên, không ai biết chắc rằng cùng một phân tử thì có bao nhiêu tay trái và bao nhiêu tay phải vì điều này còn phải phụ thuộc vào điều kiện tồn tại của phân tử đó. Ví dụ như tỷ lệ tay trái/tay phải của D-serine, D- α -alanine, and D-proline trong huyết thanh người là 0,24. Nhưng trong các cơ quan khác thì chưa chắc đúng, chúng ta phải làm thực nghiệm mới biết được. [6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cội nguồn sự sống http://www.abc.net.au/science/news/space/SpaceRepu... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1790122 http://www.springer.com/us/book/9783540768852 http://tirrell.ime.uchicago.edu/Research/Coacervat... //doi.org/10.1016%2Fj.cis.2011.06.006 http://web.snauka.ru/en/issues/2013/12/30018 http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... https://www.youtube.com/watch?v=fgQLyqWaCbA&t=28s https://www.youtube.com/watch?v=i1Uz4k6rqY4 https://www.youtube.com/watch?v=mRzxTzKIsp8